Cần có những giải pháp gì để chương trình ATVSLĐ năm 2022 trong các cấp Công đoàn đạt hiệu quả
Lượt xem: 831

Có thể thấy trong thời gian qua các cấp Công đoàn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã chủ động phối hợp với các cấp, các ngành, đơn vị, doanh nghiệp quan tâm triển khai thực hiện và mang lại những kết quả tích cực, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, tuy nhiên tại một số đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh vẫn còn tình trạng vi phạm về an toàn, vệ sinh lao động dẫn đến tai nạn lao động, sự cố mất an toàn nghiêm trọng cho người lao động tại các dự án, công trình xây dựng nhất là trong các lĩnh vực, ngành nghề như xây dựng dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy điện, luyện kim, khai thác, chế biến khoáng sản. Hầu hết các vụ tai nạn lao động nguyên nhân chủ yếu là do người sử dụng lao động chưa thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về công tác an toàn vệ sinh lao động, người lao động còn vi phạm nội quy, quy trình quy phạm, biện pháp làm việc an toàn.
Để thực hiện có hiệu quả công tác An toàn, vệ sinh lao động năm 2022 trong các cấp Công đoàn trên địa bàn tỉnh, ngày 03/3/2022 Liên đoàn Lao động tỉnh đã ban hành Công văn số 1564/LĐLĐ về triển khai Chương trình ATVSLĐ năm 2022 trong các cấp Công đoàn, theo đó các cấp Công đoàn trong tỉnh chủ động tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người sử dụng lao động và người lao động về việc chấp hành đúng các quy định của pháp luật về ATVSLĐ, đồng thời phổ biến các quy định của pháp luật về công tác ATVSLĐ, phối hợp với chuyên môn đồng cấp để hướng dẫn người lao động nhận diện được các mối nguy cơ tiềm ẩn giúp người lao động thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thông qua một số giải pháp triển khai thực hiện như tham mưu cấp ủy, chính quyền địa phương, chuyên môn đồng cấp căn cứ vào tình hình cụ thể để tổ chức hoặc hưởng ứng lễ phát động Tháng hành động về ATVSLĐ gắn các hoạt động Tháng Công nhân năm 2022 theo Kế hoạch chỉ đạo của tỉnh; đồng thời chủ động xây dựng kế hoạch tổ chức Hội nghị đối thoại trực tiếp với người lao động và người sử dụng lao động về chính sách, pháp luật ATVSLĐ nếu thấy cần thiết; quan tâm làm tốt công tác thăm hỏi, hỗ trợ đột xuất nạn nhân, gia đình nạn nhân bị chết, bị thương nặng do tai nạn lao động, cháy, nổ, thiên tai, bão lũ, sạt lở. 

Đ/c Nguyễn Hữu Long- Chủ tịch LĐLĐ tỉnh kiểm tra công tác ATVSLĐ và gắn biển  công trình tại CĐ Chi nhánh Cơ điện thuộc Công đoàn Công ty Apatit Việt Nam

Căn cứ vào quy mô, tính chất lao động, nguy cơ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, điều kiện lao động tại các đơn vị, doanh nghiệp, công đoàn cần chủ động rà soát nếu thấy chưa có bộ phận ATVSLĐ và An toàn vệ sinh viên, Công đoàn cơ sở tiến hành rà soát để đề nghị với người sử dụng lao động bố trí người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động hoặc thành lập bộ phận quản lý công tác an toàn, vệ sinh lao động tại cơ sở theo Điều 72 và Điều 74 Luật An toàn vệ sinh lao động. Công đoàn cơ sở tham mưu cho cấp ủy đồng cấp chỉ đạo công tác ATVSLĐ; phối hợp với người sử dụng lao động tổ chức huấn luyện an toàn lao động cho toàn bộ người lao động làm việc tại đơn vị, công trường theo quy định tại Nghị định số 44/2016/NĐ- CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ; lựa chọn người có kinh nghiệm, chuyên môn phù hợp và được huấn luyện ATVSLĐ để làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ, không bố trí người lao động chưa được huấn luyện ATVSLĐ nhằm góp phần phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, cải thiện điều kiện làm việc của người lao động.
Bên cạnh đó để tham gia tích cực có hiệu quả công tác ATVSLĐ, Công đoàn các cấp cần chủ động phối hợp với các cơ quan, ban, ngành chức năng; phòng ban chuyên môn đơn vị, doanh nghiệp tăng cường công tác tự kiểm tra, giám sát việc thực hiện nội quy, quy trình, biện pháp đảm bảo an toàn tại nơi làm việc đặc biệt là các quy định về an toàn lao động và các quy định kỹ thuật về an toàn đối với máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, tăng cường công tác phối hợp tổ chức kiểm tra, đánh giá các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại, các nguy cơ có thể xảy ra tai nạn lao động do ngã cao, điệt giật, vật rơi, sập đổ công trình, các bãi thải, tuyến tầng khai thác để có các biện pháp nhận diện các nguy cơ tiềm ẩn mất an toàn, góp phần hiện tốt công tác phòng ngừa trong lao động sản xuất, cùng với đó thì Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở cần thường xuyên đôn đốc, giám sát người lao động, tổ trưởng sản xuất thực hiện phương án, biện pháp đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động tại tổ, đội sản xuất, hoạt động có hiệu quả góp phần bảo đảm ATVSLĐ tại đơn vị theo phương trâm “An toàn mới sản xuất- Sản xuất phải an toàn” có như vậy các cấp Công đoàn mới triển khai có hiệu quả phong trào “ Xanh- Sạch – Đẹp, Đảm bảo an toàn vệ sinh lao động” .

Hoàng Hải- LĐLĐ tỉnh
Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập