CÔNG ĐOÀN LAO CAI TIẾP TỤC ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG TRONG TÌNH HÌNH MỚI
Ngày 12/6/2021, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 02-NQ/TW về đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới. Nội dung của Nghị quyết 02-NQ/TW là sự cụ thể hóa một phần các mục tiêu, nội dung trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, có ý nghĩa quan trọng, mang tầm chiến lược, mở ra cho tổ chức Công đoàn Việt Nam thời cơ, vận hội mới để đổi mới mạnh mẽ, sâu rộng, thực chất hơn về tổ chức và hoạt động, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn Việt Nam ngay từ khi ra đời đã chứng minh là lực lượng tiên phong, được tôi luyện qua những thử thách cam go của tiến trình cách mạng, luôn đứng ở trung tâm các sự kiện chính trị quan trọng của đất nước. Ghi nhận vai trò lịch sử và những đóng góp to lớn của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam đối với sự phát triển của đất nước trong các thời kỳ cách mạng, định hướng phát triển cho Công đoàn Việt Nam trong thời gian tới. Cùng với đó là sự lớn mạnh của tổ chức Công đoàn Việt Nam, trong những năm qua đội ngũ CNVCLĐ tỉnh Lào Cai đã không ngừng lớn mạnh về số lượng, chất lượng và khẳng định, địa vị tổ chức, phát huy tốt vai trò tổ chức đại diện của mình trong thực tiễn xây dựng quê hương Lào Cai phiên dậu biên cương của Tổ quốc.
Cùng ngược dòng lịch sử ngày 15/11/1951, Đại hội lần thứ nhất Công đoàn tỉnh Lào Cai được tổ chức tại thôn Soi Mười, xã Vạn Hòa (thị xã Lào Cai cũ), Công đoàn Lào Cai đã trải qua 70 năm thành lập và phát triển, hoạt động của Công đoàn tỉnh dưới sự lãnh đạo của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Đảng bộ tỉnh Lào Cai, đội ngũ công nhân, viên chức, lao động và tổ chức Công đoàn tỉnh đã không ngừng được củng cố lớn mạnh, trưởng thành về mọi mặt, là lực lượng và chỗ dựa tin cậy, trung thành của Đảng, gắn bó máu thịt với giai cấp công nhân lao động, phát huy vai trò là lực lượng nòng cốt trong khối đại đoàn kết nhân dân các dân tộc trong tỉnh, góp phần đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, an ninh quốc phòng của tỉnh.
Từ một tỉnh nghèo bị tàn phá bởi cuộc chiến tranh biên giới 1979 và được tái lập tỉnh sau năm 1991, có thể thấy Lào Cai sau 30 năm xây dựng và phát triển đến nay đã thay da đổi thịt, diện mạo thành phố trẻ năng động hiện đại thay đổi từng ngày, cùng với đó là sự hiện diện của các khu công nghiệp trọng điểm của tỉnh đã tạo một môi trường làm việc có thu nhập tốt, thu hút đông đảo lực lượng lao động tìm kiếm việc làm cũng từ đó đoàn viên, người lao động tự nguyện tham gia tổ chức công đoàn ngày càng gia tăng, từ đó phong trào công nhân và hoạt động Công đoàn tỉnh Lào Cai ngày một được củng cố và phát triển vững mạnh về mọi mặt. Đặc biệt trong công tác phát triển đoàn viên và thành lập công đoàn cơ sở (CĐCS), có thể thấy từ năm 1991 khi mới tái lập tỉnh đội ngũ công nhân tỉnh Lào Cai mới có chỉ có 22.676 cán bộ, công nhân, viên chức, lao động và có 49 Công đoàn cơ sở, không có CĐCS khu vực ngoài Nhà nước trong số đó có gần 20.000 đoàn viên công đoàn, thì đến nay tỉnh Lào Cai có trên 70.000 công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ); tổng số CNVCLĐ ở các đơn vị có tổ chức Công đoàn là 54.454 người; trong đó số CNVCLĐ ở các ở các đơn vị do LĐLĐ tỉnh trực tiếp quản lý là 52.788 CNVCLĐ. Tổng số 1.224 CĐCS, với tổng số đoàn viên công đoàn là 41.144 người.
Ngày 28/10/2021 Ban thường vụ LĐĐ tỉnh đã ban hành Kế hoạch sô 272/KH-LĐLĐ đã triên khai kế hoạch thực hiện Chương trình hành động của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Tỉnh ủy Lào Cai thực hiện Nghị quyết 02-NQ/W ngày 12/6/2021 của Bộ Chính trị về đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới. Với mục tiêu đáp ứng được những yêu cầu hoạt động của tổ chức Công đoàn trong bối cảnh mới, trong đó có xây dựng tổ chức Công đoàn các cấp trong tỉnh vững mạnh toàn diện, có năng lực thích ứng và giải quyết các vấn đề đặt ra, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ trong tình hình mới; là cơ sở chính trị - xã hội vững chắc của các cấp ủy, chính quyền địa phương; làm tốt vai trò cầu nối, giữ mối liên hệ mật thiết giữa các cấp ủy, chính quyền với giai cấp công nhân, người lao động; xứng đáng là tổ chức đại diện lớn nhất, trung tâm tập hợp, đoàn kết giai cấp công nhân và người lao động trong tỉnh; góp phần xây dựng giai cấp công nhân Lào Cai hiện đại, lớn mạnh,là lực lượng tiên phong trong thực hiện nhiệm vụ phát triển nhanh và bền vững tỉnh Lào Cai, đất nước
Trong những năm qua, cùng với sự lớn mạnh về tổ chức, dưới sự lãnh đạo của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Tỉnh ủy Lào Cai, Công đoàn tỉnh đã phát huy sức mạnh của tổ chức Công đoàn, từng bước đổi mới tổ chức, nội dung, phương thức hoạt động, tích cực chăm lo xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp hội nhập quốc tế sâu rộng, đổi mới đất nước và quê hương Lào Cai, đội ngũ CNVCLĐ đóng vai trò quan trọng trong đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; từng bước nâng cao năng suất lao động, chất lượng, sức cạnh tranh của doanh nghiệp, chất lượng mẫu mã sản phẩm; bên cạnh đó công tác tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cấp Công đoàn trong tỉnh từng bước được sắp xếp theo hướng tinh gọn, hoạt động linh hoạt hiệu lực, hiệu quả, các phong trào phát động có sức lan tỏa sâu rộng, trọng tâm, trọng điểm thu hút được đông đảo đoàn viên tham gia, các hoạt động tập trung hướng mạnh về cơ sở, lấy nhu cầu, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động làm cơ sở để hình thành các đề án, chương trình, kế hoạch hoạt động phù hợp với yêu cầu thực tiễn và đặc thù của từng ngành, địa phương, đơn vị, doanh nghiệp, đảm bảo nguyên tắc Đảng lãnh đạo toàn diện đối với tổ chức Công đoàn. Hoạt động của tổ chức Công đoàn tập trung vào nhiệm vụ quan trọng là đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, nhất là lao động nữ, lao động yếu thế và công nhân tại các khu công nghiệp. Trong những năm qua, Công đoàn tỉnh đã tham gia tích cực trong công việc xây dựng các cơ chế, chính sách, pháp luật về lao động của tỉnh khẳng định vai trò, nói lên tiếng nói của người lao động, một trong những điểm nổi bật trong quan hệ lao động đó là chất lượng các cuộc đối thoại, thương lượng, ký kết các thỏa ước lao động tập thể được nâng cao và nhiều nội dung theo chiều hướng có lợi hơn cho người lao động; hoạt động tuyên truyền, phổ biến, tư vấn pháp luật cho người lao động được thực hiện kịp thời, đã góp phần giải tỏa được những vấn đề nổi cộm bức xúc của đoàn viên, người lao động, xây dựng tốt mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ trong doanh nghiệp, bên cạnh đó quyền lợi, phúc lợi cho đoàn viên, người lao động ngày càng được quan tâm, chú trọng. Các cấp Công đoàn trong tỉnh đã không ngừng tìm tòi, sáng tạo, tham mưu đề xuất và tổ chức tốt các hoạt động hướng về cơ sở mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho đoàn viên như Chương trình làm nhà “Mái ấm Công đoàn”; Chương trình “Tết sum vầy- Kết nối yêu thương”, “Tháng Công nhân gắn các hoạt động Tháng ATVSLĐ”, “Nâng cao chất lượng bữa ăn ca”; “Chương trình Phúc lợi đoàn viên”…

Đ/c Nguyễn Hữu Long-Chủ tịch LĐLĐ tỉnh tặng hoa cho các nữ CBCC LĐLĐ tỉnh nhân ngày Quốc tế phụ nữ 8/3
Công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục cho đoàn viên, người lao động có nhiều chuyển biến, đổi mới phương thức tuyên tuyền đặc biệt là công tác tuyên truyền trực quan, sử dụng hiệu quả mạng xã hội trong truyền thông Công đoàn, nhiều phong trào thi đua yêu nước trong CNVCLĐ được ký kết thành quy chế phối hợp hoạt động như Quy chế phối hợp với UNND tỉnh và một số sở ngành được triển khai mang lại hiệu quả thiết thực như phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo” và hàng loạt các phong trào khác như phong trào “Phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa trong sản xuất”, phong trào “Rèn tay nghề - Thi thợ giỏi”; phong trào “Tham mưu giỏi, phục vụ tốt”, “Đổi mới, sáng tạo, hiệu quả trong hoạt động Công đoàn”, phát động cuộc vận động “Cán bộ, công chức, viên chức nói không với tiêu cực” đã lan tỏa sâu rộng đến từng cơ quan, đơn vị doanh nghiệp, tạo sức lan tỏa đến cán bộ, đoàn viên, CNVCLĐ cùng chung tay cộng đồng trách nhiệm thể hiện tinh thần chủ động, tiên phong của giai cấp công nhân trong tỉnh. Các phong trào thi đua được gắn kết với việc thực hiện Chỉ thị 05/CT-TW của Bộ Chính trị về học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cũng như các cuộc phát động thi đua chào mừng kỷ niệm 30 năm ngày tái lập tỉnh và kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Công đoàn Lào Cai, cùng với đó là việc hưởng ứng 75 nghìn sáng kiến do Tổng Liên đoàn phát động kết quả đã có 2.272 đoàn viên công đoàn trong tỉnh gửi hồ sơ tham dự có 925 sáng kiến được Ban tổ chức cuộc thi thông qua và được xếp thứ 33/83 thứ hạng các tỉnh thành trong toàn quốc.
Trước những yêu cầu hội nhập quốc tế của đất nước ngày càng sâu rộng và thực thi các Hiệp định thương mại tự do, nhất là Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP); đồng thời đã ký nhiều Công ước quốc tế, trong đó có Công ước 98 về Quyền tổ chức và thương lượng tập thể; sắp tới là Công ước 87 về tự do Hiệp hội và bảo vệ quyền được tổ chức thách thức vai trò, vị thế của tổ chức Công đoàn, đặc biệt là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, cách mạng công nghệ số hóa, đòi hỏi đội ngũ CNVCLĐ trong tỉnh phải tự thích ứng trong điều kiện mới để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao vì vậy các cấp công đoàn trong tỉnh sẵn sàng thích ứng, coi đây là cơ hội đổi mới mạnh mẽ tổ chức và hoạt động của tổ chức mình.
Để thực hiện được mục tiêu đặt ra đồng thời triển khai có hiệu quả Chương trình hành động của Tỉnh ủy Lào Cai về triển khai Nghị quyết 02-NQ/TW, các cấp công đoàn trong tỉnh phát huy truyền thống 70 năm thành lập và phát triển, đoàn kết, sáng tạo, mong muốn nhận được sự quan tâm nhiều hơn của các cấp ủy đảng, chính quyền từ việc tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo phong trào CNVCLĐ và hoạt động công đoàn cũng như trong công tác phối hợp để từ đó Công đoàn tỉnh Lào Cai tiếp tục cụ thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về giai cấp công nhân, người lao động, tạo hành lang pháp lý tốt nhất để phát huy hiệu lực, hiệu quả vai trò của tổ chức đại diện cho người lao động, góp phần xây dựng quê hương Lào Cai ngày một giàu đẹp, văn minh, hiện đại.