NHỮNG ĐIỂM NỔI BẬT CỦA LUẬT ATVSLĐ SAU 5 NĂM TRIỂN KHAI THỰC HIỆN
Lượt xem: 340

Có thể thấy Luật ATVSLĐ năm 2015 ra đời sau 5 năm triển khai thực hiện cho thấy Luật đã có những quy định phù hợp hơn đối với điều kiện sản xuất kinh doanh, góp phần kịp thời thể chế hoá quan điểm, đường lối xây dựng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng ta, trong đó chú trọng đến việc bảo đảm tính mạng và sức khoẻ người lao động trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, bảo vệ, duy trì nguồn lực con người và sự phát sự phát triển ổn định, bền vững của nền kinh tế quốc dân, phù hợp với thực tiễn phát triển đất nước từng thời kỳ và từng bước hội nhập quốc tế. Từ khi ban hành Luật An toàn, vệ sinh lao động đến nay Luật đã dành sự quan tâm và được thể hiện trong rất nhiều Nghị định của Chính phủ, Bộ luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội với nhiều nội dung mới 

Đ/c Nguyễn Hữu Long- Ủy viên BCH Tổng Liên đoàn, Tỉnh ủy viên Chủ tịch Liên đoàn lao động tỉnh phát biểu tại Hội nghị tập huấn lớp ATVSLĐ 

Lĩnh vực phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng: Luật ATVSLĐ đã mở rộng phạm vi điều chỉnh đối với tất cả các tổ chức, cá nhân có liên quan đến ATVSLĐ; mở rộng đối tượng áp dụng đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động, mở rộng chế độ chính sách đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đó chính là các chính sách về hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi trở lại làm việc; hỗ trợ các hoạt động phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp giữa những người tham gia bảo hiểm và các doanh nghiệp. Lần đầu tiên Luật cũng quy định việc tham gia bảo hiểm tai nạn lao động theo hình thức tự nguyện của người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động. Về các quyền, nghĩa vụ về ATVSLĐ của người sử dụng lao động, người lao động và các chủ thể khác: Nếu như trước đây, Bộ luật Lao động chỉ quy định về nghĩa vụ thì trong Luật ATVSLĐ, các quy định về quyền của người lao động, người sử dụng lao động đã cụ thể và rõ nét. Đồng thời Luật cũng quy định cụ thể quyền, trách nhiệm về an toàn, vệ sinh lao động của tổ chức công đoàn, Hội Nông dân Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các thành viên của mặt trận và các tổ chức xã hội khác

Đ/c Nguyễn Minh Thái- Phó Chủ tịch Liên đoàn lao động tỉnh trao chứng nhận cho các học viên  tại Hội nghị tập huấn lớp ATVSLĐ năm 2021

Về thanh tra chuyên ngành ATVSLĐ chúng ta có thể thấy cùng với sự gia tăng về số doanh nghiệp trong nền kinh tế, do vậy Luật cũng đồng thời mở rộng đối tượng điều chỉnh sang khu vực không có quan hệ lao động, cùng với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đưa vào sử dụng máy móc, thiết bị mới, công tác thanh tra ATVSLĐ đã trở nên hết sức quan trọng do vậy Luật ATVSLĐ đã qui định cụ thể “Thanh tra an toàn, vệ sinh lao động là thanh tra chuyên ngành” và được tổ chức ở cấp trung ương và cấp tỉnh. Đối với việc phòng ngừa và giảm thiểu tổn thất do tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp: Luật đã có các qui định cụ thể và khuyến khích doanh nghiệp thực hiện các biện pháp đánh giá, phòng ngừa rủi ro, cải thiện điều kiện lao động và xây dựng văn hóa an toàn lao động tại nơi làm việc. Phương châm đảm bảo ATVSLĐ. Luật ATVSLĐ năm 2015 cũng đã quy định về chế độ bảo hiểm TNLĐ, BNN và thay thế các nội dung liên quan trước đó được quy định tại Luật BHXH năm 2014, các nội dung trong Luật ATVSLĐ được quy định đầy đủ, tiến bộ, hội nhập, giải quyết được những vấn đề được dự báo trong tương lai và khắc phục những vấn đề còn tồn tại trong hệ thống văn bản pháp luật hiện hành về ATVSLĐ. Việc giải quyết các chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được quy định theo hướng mở rộng đối tượng, giảm thành phần, thủ tục hồ sơ được rút ngắn thời gian khi giải quyết các chế độ TNLĐ, BNN, qua đó đã đáp ứng yêu cầu đòi hỏi đối với công tác cải cách thủ tục hành chính của tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người sử dụng lao động và người lao động trong được thụ hưởng các chế độ, chính sách lao động tiến bộ hơn so với Luật ATVSLĐ trước đó.
Với những điểm nổi bật sau 5 năm thực thi Luật, Luật ATVSLĐ cũng bộc lộ một số hạn chế chồng chéo, mâu thuẫn, trùng lặp giữa quy định của Luật ATVSLĐ với quy định của các luật, pháp lệnh, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có liên quan như cùng với Bộ luật Lao động, Luật ATVSLĐ là cơ sở pháp lý quan trọng để đảm bảo an toàn lao động. Tuy nhiên, các quy định về an toàn lao động vẫn chưa thống nhất và toàn diện, vẫn còn tình trạng chồng chéo, trùng lắp các quy định về ATVSLĐ trong các văn bản pháp luật như Luật Hóa chất, Luật Khoáng sản, Luật Công đoàn, tiếp đó lại có nhiều văn bản hướng dẫn khác nhau gây khó khăn cho công tác áp dụng, cùng với đó thực tế cho thấy một doanh nghiệp phải chấp hành các quy định của nhiều luật và các văn bản quy phạm pháp luật về ATVSLĐ khác nhau như cùng một người lao động làm việc tại phân xưởng có các yếu tố an toàn vệ sinh lao động điện, hóa chất nhưng phải chấp hành huấn luyện an toàn vệ sinh lao động tại 2 văn bản của 2 bộ: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Công thương, cụ thể: Nghị định số 44/NĐ-CP quy định huấn luyện an toàn vệ sinh lao động; Nghị định 113/2017/NĐ-CP quy định huấn luyện về An toàn hóa chất; Thông tư số 31/2014/TT-BCT ngày 02/10/2014 của Bộ Công thương quy định chi tiết một số nội dung về an toàn điện.

Hoàng Hải – Liên đoàn Lao động tỉnh Lào Cai
Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập