KẾT QUẢ 5 NĂM THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ KỸ NĂNG NGHỀ NGHIỆP CỦA CNVCLĐ TỈNH LÀO CAI
Lượt xem: 298

Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, từ năm 2015 đến nay đội ngũ công nhân, viên chức, lao động tỉnh Lào Cai có sự chuyển dịch về cơ cấu, tăng tỷ lệ trong các ngành công nghiệp, xây dựng, thư¬ơng mại - du lịch, dịch vụ và trong khu vực kinh tế ngoài nhà nước, giảm tỷ lệ trong các cơ quan hành chính sự nghiệp, ngành nông - lâm nghiệp và trong doanh nghiệp khu vực nhà nước. Số lượng người lao động ở các ngành sự nghiệp như¬¬: Giáo dục, Y tế và các ngành ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ thông tin đ¬ược bổ sung nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của tỉnh. Chất lượng đội ngũ công nhân, viên chức, lao động được nâng lên, số lao động trẻ, lao động có trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ, qua đào tạo nghề tăng, từng bước đáp ứng yêu cầu; đại bộ phận cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan đảng, nhà nước, đoàn thể, các đơn vị sự nghiệp công lập có trình độ lý luận và giác ngộ chính trị, được đào tạo cơ bản, có năng lực chuyên môn, có khả năng hoàn thành nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, sự phát triển của cán bộ, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động chưa đồng đều giữa các khối, người lao động có trình độ đại học, cao đẳng chủ yếu tập trung ở khu vực hành chính, sự nghiệp. Đội ngũ công nhân ở các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp mới thành lập chủ yếu là được đào tạo ngắn hạn, số lượng công nhân lành nghề, thợ bậc cao còn ít, kỷ luật lao động, tác phong công nghiệp của một bộ phận công nhân lao động còn hạn chế. Thực hiện Đề án “Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong công nhân lao động tại các doanh nghiệp đến năm 2020” ban hành theo Quyết định số 231/QĐ-TTg ngày 13/2/2015 của Thủ tướng Chính phủ. Ngày 07 tháng 4 năm 2015 Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh Lào Cai đã ban hành Hướng dẫn số 09/HD-LĐLĐ, hướng dẫn các cấp công đoàn trong tỉnh tổ chức đẩy mạnh công tác tuyên truyền và thực hiện Chương trình “Nâng cao trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp cho công nhân, viên chức, lao động” giai đoạn 2015 – 2020. Căn cứ Chương trình phối hợp số 1687/CTPH-TLĐLĐVN-KHVN ngày 23 tháng 10 năm 2017 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam về đẩy mạnh các  hoạt động học tập suốt đời trong công nhân lao động tại doanh nghiệp, khuyến học, khuyến tài, góp phần xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2017-2020. Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh và Hội Khuyến học tỉnh Lào Cai đã thống nhất và ký kết, ban hành Chương trình phối hợp số 04/CTPH-LĐLĐ-HKH ngày 18/01/2018 về đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong công nhân lao động tại doanh nghiệp, khuyến học, khuyến tài, góp phần xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2017-2020. Thực hiện các nội dung trên, các cấp công đoàn trong tỉnh đã phối hợp với chuyên môn đồng cấp đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước và Nghị quyết của tổ chức Công đoàn về nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp của đoàn viên và người lao động nhằm nâng cao nhận thức cho đoàn viên và người lao động về sự cần thiết phải học tập, coi học tập là điều kiện tiên quyết để trở thành người lao động có tri thức, có văn hóa. Tiếp tục tuyên truyền đến đoàn viên, người lao động Nghị quyết 4b/NQ-BCH ngày 06/01/2005 của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khóa IX về “Công đoàn với nhiệm vụ nâng cao trình độ học vấn, nghề nghiệp của CNVCLĐ đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH đất nước”; Đề án của Chính phủ về việc “Đẩy mạnh hoạt động học tập suốt đời cho công nhân, lao động trong các doanh nghiệp” giai đoạn 2013- 2018. Liên đoàn Lao động tỉnh Lào Cai đã chỉ đạo các cấp công đoàn hướng dẫn các CĐCS phối hợp với Thủ trưởng cơ quan, đơn vị, giám đốc doanh nghiệp tổ chức hội nghị CBCC, hội nghị người lao động. Trong tổ chức thảo luận, thương lượng, đối thoại, các cấp công đoàn đã chủ động đề nghị người sử dụng lao động đưa nội dung học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp của người lao động vào nội dung nghị quyết của hội nghị CBCC, hội nghị người lao động; Quy chế hoạt động của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và thương lượng, đàm phán để đưa nhiệm vụ nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động vào Thỏa ước lao động tập thể với những nội dung như: Tạo điều kiện về thời gian, hỗ trợ kinh phí cho đoàn viên, người lao động để tham gia học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ; Gắn nhiệm vụ nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp cho đoàn viên, công nhân lao động thành trách nhiệm của người sử dụng lao động. Đẩy mạnh phong trào luyện tay nghề, thi thợ giỏi cho CNLĐ tại các doanh nghiệp; Vận động công nhân lao động học tập nâng cao kỹ năng nghề nghiệp thông qua hình thức luyện tay nghề, thi thợ giỏi nhằm tăng tỷ lệ công nhân lao động có tay nghề cao. Trong 6 năm, từ 2015 đến 2019 đã có  40.554 lượt CNVCLĐ được học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp. Trong đó: Năm 2015: 9.627 người; Năm 2016: 5.249 người; Năm 2017: 8.012 người; Năm 2018: 6.751 người; Năm 2019: 10.915 người. Chất lượng đội ngũ CNVCLĐ ngày càng được nâng lên, đến nay số CNVCLĐ có trình độ học vấn: THCS (cấp II) là 1.338 người, THPT (cấp III) là 44.939 người; Trình độ lý luận chính trị:  Sơ cấp là 9.789 người, Trung cấp là 5.659 người, Cao cấp, Cử nhân là 1.622 người; Trình độ chuyên môn: Đào tạo nghề ngắn hạn là 3.413 người, Sơ cấp là 2.422 người, Trung cấp là 9.963 người, Cao đẳng, Đại học là 28.123 người, trên Đại học là 1.354 người; Trình độ bậc thợ của CNLĐ: Thợ bậc 1 đến bậc 3 là 1.945 người, Thợ bậc 4 đến bậc 5 là 996 người, thợ bậc 6 đến bậc 7 là 925 người, Kỹ sư là 1.023 người.

Trong thời gian tới số lượng CNVCLĐ sẽ giảm đi theo lộ trình tinh giảm biên chế và sắp xếp lại cơ cấu các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; đội ngũ lao động sau khi sắp xếp, kiện toàn đòi hỏi phải được đào tạo lại, bồi dưỡng để có trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, kỷ luật lao động, đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn mới; chất lượng được nâng lên còn do CNVCLĐ được tuyển dụng mới có trình độ được đào tạo chính qui và cao hơn hiện nay. Do vận các cấp công đoàn tỉnh Lào Cai cần tiếp tục tuyên truyền Đề án “Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong công nhân lao động tại các doanh nghiệp đến năm 2020” ban hành kèm theo Quyết định số 231/QĐ-TTg ngày 12/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ; Khuyến khích người lao động vượt khó vươn lên, từng người đều đề ra cho mình một lộ trình tự học tập, tự rèn luyện; xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể, chi tiết thực hiện đề án trong năm 2020; tích cực với cấp ủy đảng, làm tốt công tác phối hợp với chuyên môn, chủ sử dụng lao động tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động đươc đào tạo lại, được bồi dưỡng và tự bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề nghiệp cho cán bộ, đoàn viên, CNVCLĐ./.

 
Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập