Kết quả sau 10 năm thực hiện Chỉ thị 14 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập”
Lượt xem: 371

Trong 10 năm qua, Liên đoàn Lao động tỉnh Lào Cai đã tích cực, chủ động chỉ đạo các cấp công đoàn trong tỉnh tập trung đẩy mạnh tuyên truyền Chỉ thị 14-CT/TU ngày 28/9/2011 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập”. Khuyến khích, động viên người lao động tự nhận thức và nêu cao tinh thần tự học, tự bồi dưỡng, rèn luyện bằng nhiều hình thức để nâng cao bản lĩnh chính trị, kỹ năng nghề nghiệp, tác phong công nghiệp và kỷ luật lao động, coi đó vừa là quyền lợi, vừa là nghĩa vụ, trách nhiệm của từng tổ chức và cá nhân nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong giai đoạn mới. 
Các cấp công đoàn đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức cho đoàn viên và người lao động về sự cần thiết phải học tập, nâng cao trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp, tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động để thích ứng với điều kiện lao động trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Coi học tập là điều kiện tiên quyết để trở thành người lao động trong giai đoạn mới, có tri thức, có văn hóa, có việc làm và có thu nhập tốt. Phối hợp với ngành Lao động - Thương binh & Xã hội cùng cấp và các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức tuyên truyền, vận động, đẩy mạnh phong trào luyện tay nghề, thi thợ giỏi hàng năm tại các doanh nghiệp; vận động người sử dụng lao động tổ chức các hoạt động, tạo điều kiện về thời gian, hỗ trợ kinh phí cho công nhân lao động học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp. Trong 10 năm qua đã có 15/15 công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở tổ chức triển khai tuyên truyền Chỉ thị tới đoàn viên, người lao động thuộc cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc cấp mình quản lý; đã có 95 % CĐCS tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục; bình quân hằng năm có trên 95% CNVCLĐ tham gia các hoạt động tuyên truyền đạt và vượt chỉ tiêu nghị quyết đại hội đề ra.
Bên cạnh đó, LĐLĐ tỉnh Lào Cai đã chỉ đạo các cấp công đoàn tiến hành khảo sát, đánh giá về thực trạng trình độ văn hóa, kỹ năng nghề nghiệp của đoàn viên, người lao động; phối hợp với thủ trưởng cơ quan, lãnh đạo đơn vị tổ chức hội nghị Cán bộ công chức, hội nghị người lao động; tổ chức đối thoại tại nơi làm việc và ký kết Thỏa ước lao động tập thể. Trong tổ chức hội nghị các cấp công đoàn đã thảo luận, thương lượng, đối thoại và chủ động đề nghị người sử dụng lao động đưa nội dung học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp của người lao động vào nội dung nghị quyết của hội nghị CBCC, Hội nghị Người lao động; Quy chế hoạt động của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và thương lượng, đàm phán để đưa nhiệm vụ nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động vào Thỏa ước lao động tập thể với những nội dung như: tạo điều kiện về thời gian, hỗ trợ kinh phí cho đoàn viên, người lao động để tham gia học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ; gắn nhiệm vụ nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp cho đoàn viên, công nhân lao động thành trách nhiệm của người sử dụng lao động. Đẩy mạnh phong trào luyện tay nghề, thi thợ giỏi cho CNLĐ tại các doanh nghiệp; vận động công nhân lao động học tập nâng cao kỹ năng nghề nghiệp thông qua hình thức luyện tay nghề, thi thợ giỏi; tăng tỷ lệ công nhân lao động có tay nghề cao. Từ năm 2011 đến 2020 đã có 108.133 lượt CNVCLĐ được học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp.

Công ty Cổ phần Môi trường Đô thị tỉnh Lào Cai tổ chức Hội nghị người lao động năm 2019

Trong 10 năm qua, LĐLĐ tỉnh đã phối hợp với Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh thực hiện trên 200 chuyên mục “Công đoàn Lào Cai” trên sóng phát thanh và truyền hình của tỉnh. Phối hợp với Đài Phát thanh – Truyền hình các huyện, thành phố, thị xã tuyên truyền phong trào CNVCLĐ và hoạt động công đoàn của địa phương, đặc biệt là tuyên truyền nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp, tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động của đoàn viên và người lao động. Phối hợp với Báo Lào Cai thực hiện chuyên mục Lao động và Công đoàn trên 1/2 trang báo hàng tháng; Phối hợp với Báo Lao động, Tạp chí Lao động và Công đoàn, Cổng thông tin điện tử Công đoàn Việt Nam ... Duy trì cổng thông tin điện tử Công đoàn Lào Cai với nhiều nội dung phong phú. Bên cạnh những phương thức tuyên truyền, giáo dục truyền thống, Công đoàn Lào Cai tiếp cận, sử dụng có hiệu quả những ứng dụng tích cực của internet, mạng xã hội, điện thoại di động để truyền tải thông tin với thông điệp ngắn gọn, có tính tương tác cao, thu hút sự quan tâm của đoàn viên và người lao động.  
Có thể nói, trong 10 năm qua, các cấp công đoàn trong tỉnh đã tích cực triển khai thực hiện Chỉ thị 14 bằng nhiều hình thức phù hợp với từng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp. Chính vì thế mà chất lượng đội ngũ công nhân, viên chức, lao động được nâng lên, số lao động trẻ, lao động có trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ, qua đào tạo nghề tăng, từng bước đáp ứng yêu cầu; đại bộ phận cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, đoàn thể, các đơn vị sự nghiệp công lập có trình độ lý luận và giác ngộ chính trị, được đào tạo cơ bản, có năng lực chuyên môn, có khả năng hoàn thành nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, sự phát triển của cán bộ, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động chưa đồng đều giữa các khối, các thành phần kinh tế, người lao động có trình độ cao và trình độ đại học chủ yếu tập trung ở khu vực hành chính, sự nghiệp. Đội ngũ công nhân ở các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước, doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp mới thành lập chủ yếu là được đào tạo ngắn hạn, số lượng công nhân lành nghề, thợ bậc cao còn ít; kỷ luật lao động, tác phong công nghiệp của một bộ phận công nhân lao động còn hạn chế.

Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh Lào Cai tổ chức đối thoại trực tiếp

Để khắc phục một số yếu kém nêu trên nhằm thực hiện tốt Chỉ thị 14 trong thời gian tới các cấp công đoàn cần tập trung bám sát nghị quyết của cấp uỷ Đảng, nghị quyết đại hội công đoàn cấp trên và nghị quyết đại hội công đoàn cấp mình, cụ thể hoá các nội dung của chương trình để triển khai thực hiện hàng năm. Làm tốt công tác phối hợp với các ngành chức năng theo hướng tích cực, chủ động, cụ thể nhằm mở rộng các hình thức đào tạo, đào tạo lại, mở nhiều lớp học nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề, ngoại ngữ, tin học... cho đoàn viên và người lao động. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng và các phương tiện thông tin đại chúng tổ chức tốt công tác tuyên truyền, truyền thông về Chương trình “Nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp, tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động của đoàn viên và người lao động giai đoạn 2018-2023” tới người lao động thuộc cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc cấp mình quản lý. Tiếp tục tuyên truyền, vận động đoàn viên, công nhân lao động tích cực tham gia học tập nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp, tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động vì việc làm, chất lượng, năng suất, thu nhập của chính đoàn viên và người lao động. Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động để các cấp công đoàn, từng cá nhân đoàn viên và người lao động thấm nhuần và nêu cao tinh thần tự học, tự bồi dưỡng, tự rèn luyện, coi đó vừa là quyền lợi, vừa là nghĩa vụ, trách nhiệm của từng tổ chức và cá nhân nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng, phát triển nguồn nhân lực trong giai đoạn mới. Tham mưu và đề xuất với cấp ủy lãnh đạo, chỉ đạo chính quyền cùng cấp và người sử dụng lao động hỗ trợ kinh phí và tạo điều kiện về thời gian để đoàn viên và người lao động được tham gia các chương trình đào tạo, đào tạo lại; bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, ngoại ngữ, tin học, tay nghề... Tổ chức thương lượng, đối thoại với người sử dụng lao động về nhiệm vụ nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp cho đoàn viên và người lao động. Đưa nội dung học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động của người lao động vào nội dung nghị quyết Hội nghị Người lao động; nội quy, quy chế của doanh nghiệp và là một trong những tiêu chí bình xét thi đua hàng năm. Tổ chức các cuộc đối thoại với người sử dụng lao động; gắn nhiệm vụ nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động cho đoàn viên, công nhân lao động thành trách nhiệm của người sử dụng lao động. Đẩy mạnh phong trào luyện tay nghề, thi thợ giỏi cho công nhân lao động tại các doanh nghiệp hằng năm./.

Bài: Đồng Hồng; Ảnh ĐH-PT, (LĐLĐ tỉnh)
Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập