Phát huy vai trò của các cấp công đoàn tỉnh Lào Cai trong việc tham gia đảm bảo an ninh, trật tự trong tình hình mới
Xác định rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của nhiệm vụ đảm bảo an ninh Tổ quốc, giữ vững trật tự an toàn xã hội, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ chính trị, các cấp công đoàn toàn tỉnh đã tuyên truyền vận động, nâng cao nhận thức cho CNVCLĐ, đoàn viên công đoàn thực hiện nghiêm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nội dung Chỉ thị số 34-CT/TU ngày 13/11/2017 của Tỉnh ủy về tăng cường công tác lãnh đạo bảo đảm an ninh, trật tự và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc; Chỉ thị số 05/CT-TLĐ ngày 03 tháng 11 năm 2017 của đoàn chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về “Phát huy vai trò của các cấp công đoàn tham gia đảm bảo an ninh, trật tự trong tình hình mới”. Gắn kết phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc với việc thực hiện các cuộc vận động, các phong trào thi đua của tổ chức công đoàn. Các cấp công đoàn phối hợp chặt chẽ với với chính quyền, chuyên môn đồng cấp, các ngành chức năng và các đoàn thể cùng cấp đẩy mạnh công tác tuyên truyền về các biện pháp phòng, chống tội phạm, ma túy trong đoàn viên, CNVCLĐ, góp phần vào việc thực hiện tốt chương trình phòng, chống tội phạm, ma túy trong CNVCLĐ và bảo vệ an ninh Tổ quốc trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Đưa nội dung tuyên truyền công tác phòng, chống tội phạm, ma túy và xây dựng phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong đoàn viên, CNVCLĐ vào kế hoạch, chương trình công tác của các cấp công đoàn; coi công tác tham gia phòng, chống tội phạm là việc thường xuyên của tổ chức công đoàn nhằm bảo vệ CNVCLĐ.

Quang cảnh hội nghị tuyền truyền phổ biến pháp luật của LĐLĐ tỉnh Lào Cai
Hiện nay, toàn tỉnh có 1.053 đồng chí là tuyên truyền viên pháp luật đang hoạt động tích cực, thường xuyên tuyên truyền các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và Nghị quyết của Công đoàn các cấp đến đoàn viên, CNVCLĐ. Bên cạnh đó, LĐLĐ tỉnh xây dựng các chương trình, kế hoạch cụ thể để hướng dẫn tuyên truyền công tác phòng, chống tội phạm, ma túy và các loại TNXH thông qua việc ký giao ước và cam kết thi đua hàng năm, đưa vào Nghị quyết Hội nghị cán bộ công chức trong các cơ quan, đơn vị, Hội nghị người lao động trong các doanh nghiệp ngay từ đầu năm. Vận động đoàn viên, CNVCLĐ tích cực tham gia phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, kết hợp thông báo phương thức, thủ đoạn hoạt động của các loại tội phạm, tệ nạn xã hội, nhằm nâng cao ý thức cảnh giác, tham gia phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh ngăn chặn âm mưu “Diễn biến hòa bình”, hoạt động phá hoại của các thế lực thù địch và các loại tội phạm, tệ nạn xã hội.
Hàng năm, LĐLĐ tỉnh chỉ đạo các cấp công đoàn trên địa bàn tỉnh triển khai tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong CNVCLĐ, tổ chức các hoạt động hưởng ứng “Ngày pháp luật”, với nhiều hình thức đa dạng phong phú như: tổ chức hội nghị, lồng ghép trong các buổi sinh hoạt công đoàn, các lớp tập huấn, hội thảo; tuyên truyền qua bản tin công đoàn, trên trang Website Công đoàn Lào Cai, chuyên mục Lao động và Công đoàn, trên Đài Phát thanh và Truyền hình Lào Cai, Báo Lào Cai, tổ chức giao lưu văn nghệ, thể thao, sinh hoạt câu lạc bộ…. In ấn, phát hành các tờ rơi, tờ gấp, treo khẩu hiệu, làm pa nô, áp phích, thông tin trên các bản tin ở đơn vị cơ sở, tuyên truyền, phổ biến các kiến thức về công tác phòng, chống tội phạm, ma túy và TNXH. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền và thực hiện tốt “Trách nhiệm xã hội” của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp về công tác phòng, chống ma túy, tội phạm trong CNVCLĐ, góp phần kiềm chế và làm giảm người nhiễm HIV/AIDS, nghiện ma túy mới trong CNVCLĐ, góp phần đáng kể vào việc giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của tỉnh. Phối hợp tham mưu đề xuất với cấp ủy, chính quyền địa phương thường xuyên củng cố, kiện toàn, thành lập các tổ chức trong các doanh nghiệp (tổ chức đảng, các tổ chức quần chúng), nhất là việc thành lập tổ chức công đoàn ở các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước.
Để phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc thực sự có sức lan tỏa, huy động được sức mạnh của đoàn viên, CNVCLĐ, trong quá trình triển khai thực hiện các cấp công đoàn trong tỉnh đã lồng ghép, gắn kết chặt chẽ với các phong trào, các cuộc vận động khác của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, của Công đoàn phát động như: Phong trào “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”; phong trào “ Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa”; phong trào “Xây dựng cơ quan, đợn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa”; Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; Cuộc vận động “Ngày vì người nghèo”; các phong trào thi đua do Công đoàn phát động trọng tâm là phong trào thi đua “Lao động giỏi”, “Lao động sáng tạo”; “Xanh - Sạch - Đẹp, bảo đảm an toàn vệ sinh lao động ”; “Thi đua phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp và phát triển nông thôn” gắn với phong trào “Chung sức xây dựng nông thôn mới”; Phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” trong nữ CNVCLĐ với nhiều nội dung và hình thức phong phú, phù hợp, thu hút đông đảo đoàn viên, CNVCLĐ đăng ký tham gia, góp phần tích cực thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và của tỉnh.
Cán bộ công đoàn cơ sở đi sâu, đi sát nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, yêu cầu chính đáng của người lao động, kịp thời phản ánh với người sử dụng lao động. Đề xuất, tham mưu với người sử dụng lao động giải quyết kịp thời những yêu cầu hợp pháp, chính đáng, những bức xúc của đoàn viên, người lao động. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thương lượng, ký kết và thực hiện thỏa ước lao động tập thể. Tổ chức tốt hội nghị người lao động và đối thoại, định kỳ giữa người sử dụng lao động với đại diện người lao động. Các cấp công đoàn đã đi sâu nắm bắt tình hình quan hệ lao động, khi thấy có nguy cơ phát sinh vấn đề phức tạp, đã chủ động tìm hiểu những đề xuất của người lao động là chính đáng, tổ chức công đoàn cấp trên cơ sở phải cùng công đoàn cơ sở đàm phán trao đổi với người sử dụng lao động để giải quyết hợp lý quyền lợi của đoàn viên, người lao động; đồng thời làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, hướng dẫn, giải thích; tích cực phối hợp với các cơ quan chức năng và báo cáo công đoàn cấp trên để xử lý sớm tình hình, không để xảy ra tình huống phức tạp. Vận động người sử dụng lao động thực hiện tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước, chăm lo lợi ích chính đáng cho công nhân lao động, xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ tại doanh nghiệp. Chính vì vậy đối với tỉnh Lào Cai chưa xảy ra tình trạng đình công, bãi công, ngừng việc tập thể tại doanh nghiệp và các khu công nghiệp trong những năm qua.
Có thể nói trong 2 năm qua, Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh Lào Cai chỉ đạo các cấp Công đoàn trong tỉnh làm tốt việc triển khai thực hiện Chỉ thị 34, tổ chức tuyên truyền, vận động, giáo dục pháp luật sâu rộng trong đoàn viên, CNVCLĐ, do vậy phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong các cấp công đoàn những năm qua có nhiều chuyển biến tích cực; nhận thức pháp luật của đoàn viên, CNVCLĐ từng bước được nâng lên, góp phần nâng cao tinh thần cảnh giác, ý thức trách nhiệm trong đấu tranh phòng chống tội phạm và ngăn ngừa, hạn chế vi phạm pháp luật, giữ vững ổn định ANCT, TTATXH trên địa bàn tỉnh. Ban chỉ đạo công tác phòng, chống tội phạm, ma tuý và các tệ nạn xã hội trong CNVCLĐ của LĐLĐ tỉnh thường xuyên được củng cố, kiện toàn, tích cực tham mưu cho Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền và vận động CNVCLĐ đấu tranh phòng, chống tội phạm, ma túy và bảo vệ an ninh Tổ quốc trong CNVCLĐ. Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc đã gắn kết với các phong trào, các cuộc vận động khác được đông đảo đoàn viên, CNVCLĐ đồng thuận và tích cực tham gia thực hiện có hiệu quả góp phần đảm bảo an ninh trật tự tại địa phương.
Tác giả: Đồng Hồng – Liên đoàn Lao động tỉnh